Dự án Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người ở phía Bắc Việt Nam (pha II)

Thời gian triển khai: Tháng 4/2010 - Tháng 3/2014

Vùng dự án: 6 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh

Ngân sách: USD 1,650,000

Nhà tài trợ: Danida

Đối tác: Hội Nông dân Việt Nam

Cơ sở và nhóm đối tượng

Ở phía bắc Việt Nam, phần lớn dân cư thuộc các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau. Các khu vực mà dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu là các vùng núi cao và kém phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo ở các khu vực này khá cao và sản xuất nông nghiệp phần lớn không tương xứng và không bền vững. Đặc trưng của các tỉnh phía Bắc là nguồn tài nguyên tự nhiên, cơ sở hạ tầng yếu kém, canh tác là nguồn thu nhập chính, thu nhập thấp và kết quả là tình trạng nghèo đói khá phổ biến. Ngoài ra, khu vực này cũng đang có những thách thức liên quan tới các thực hành nông nghiệp không phù hợp, ví dụ như nạn chặt phá rừng và các điều kiện khí hâu đang thay đổi do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.

Nhóm đối tượng của dự án là nông dân nghèo chủ yếu thuộc các nhóm dân tộc thiểu số: Thái Đen, Thái Trắng, Mường, H'mông, Dao và Tày, tại 6 tỉnh phía bắc Việt Nam. Nhóm đối tượng thứ hai chính là đối tác của ADDA, Hội Nông dân Việt Nam. Hội sẽ được nâng cao năng lực để trở thành tổ chức có khả năng giúp đỡ các nông dân dân tộc ít người nâng cao điều kiện sống hiệu quả hơn.

Mục tiêu và phương pháp

Mục tiêu của dự án là giúp đỡ nông dân nghèo thuộc các nhóm dân tộc thiểu số cải thiện điều kiện sống. Mục tiêu này đạt được thông qua các khóa tập huấn phương pháp sản xuất nông nghiệp mới, cải tiến, thích ứng với điều kiện khí hậu và hỗ trợ họ bắt đầu các tổ hợp tác nông nghiệp nhỏ, nơi họ sẽ cùng sản xuất và bán nông sản, và từ đó tạo ra cơ hội thu nhập lớn hơn.

Phương pháp dùng để tập huấn cho nông dân là lớp huấn luyện nông dân (FFS). Đây là một khái niệm được quốc tế công nhận và đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, đem lại thành công tốt đẹp.

Trước tiên, các tập huấn viên địa phương đã được lựa chọn sẽ được tập huấn về các phương pháp thực hành canh tác và giảng dạy có sự tham gia. Sau đó, các lớp huấn luyện nông dân sẽ được tổ chức với sự tham gia của khoảng 30 nông dân có kỹ năng tốt. Trong suốt một mùa vụ canh tác, các học viên sẽ thực hành trên một loại cây trồng với các phương pháp canh tác khác nhau và cùng nhau pháp khá, thảo luận các ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đó. Nếu nông dân trong vùng cũng đang tiến hành trồng loại cây này khi lớp tập huấn đang diễn ra, học viên có thể so sánh với kết quả của họ.

Sau khi tham gia một lớp FFS hoàn chỉnh, nông dân được khuyến khích thành lập các tổ hợp tác nhỏ do trong quá trình học, họ đã biết cách hợp tác và nhận ra các lợi ích khi tham gia nhóm. Mục tiêu của dự án này là 500 tổ hợp tác được thành lập và có khả năng phân tích điều kiện khí hậu và lựa chọn phương án sản xuất cho phù hợp, đồng thời tăng thu nhập của nông hộ nhờ bán được các sản phẩm dư thừa.