Huyện Yên Châu tỉnh Sơn La - Một điểm hứa hẹn cho các hoạt động của dự án CEMI

Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7, ông Ove Gejl Christensen, Phó Chủ tịch ADDA, đến Việt Nam trong chuyến thăm, làm việc và giám sát Chương trình Quốc gia Việt Nam. Trong chương trình làm việc kéo dài 5 ngày, ông đã đi thăm một số hoạt động tại các tỉnh Sơn La và Hòa Bình. Bên cạnh việc thăm hoạt động của các dự án đang triển khai như Dự án Tư vấn pháp lý cho người dân nông thôn giai đoạn 2 (VLA2) và dự án Tăng cường năng lực các nhóm nông dân sở thích tại tỉnh Nghệ An và Hòa Bình (FIGNAHB), nhóm cán bộ ADDA đã thu xếp buổi thảo luận giữa ông Ove với Hội Nông dân tỉnh Sơn La về các hoạt động chuẩn bị triển khai của dự án Biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam (CEMI) cũng như đến thăm một vài địa điểm tiềm năng và trọng tâm của dự án. Đoàn đã đến thăm thôn Vang Phay bao gồm 72 hộ gia đình toàn bộ là người dân tộc Thái ở xã Tứ Nang, huyện Yên Châu, một xã nằm ở phía đông của huyện giáp với huyện Mộc Châu. Tại đây, nhóm cán bộ ADDA đã thảo luận với đại diện của Hội Nông dân huyện và lãnh đạo thôn về tình hình chung trong địa bàn. 

 Trao đổi với bà trưởng thôn người dân tộc Thái

Xã Tú Nang nằm giữa đường lên thung lũng của con suối Sập bắt nguồn từ xã Luông Phiêng huyện Mộc Châu và chảy về phía Tây tới thị trấn Yên Châu, trước khi cắt qua sườn núi chảy vào hồ chứa Sông Đà. Đây là dòng suối vách dốc đứng và không có nhiều đất để canh tác lúa ở phía dưới thung lũng. Các cánh đồng lúa được hình thành dọc theo thung lũng và được bồi đắp bởi dòng suối nhỏ xung quanh những ngọn đồi.

Ruộng lúa của thôn

Tổng diện tích trồng lúa của thôn khá nhỏ khi số khẩu tăng, khoảng 20 năm trước đây người dân bắt đầu bổ sung nguồn thu từ việc trồng Ngô trên triền đồi. Người dân đã sử dụng các giống ngô cải tiến nhưng có vẻ như không hiệu quả. Theo thời gian, với việc canh tác thâm canh trên các triền đồi và giảm độ phì của đất, người dân đã phải chuyển sang trồng các giống ngô lai và tăng cường việc sử dụng phân hóa học. Được biết, bình quân người dân sử dụng khoảng 1 tấn NPK và 500 cân đạm Urê trên 1 ha mỗi vụ. 

Vấn đề của việc đầu tư thâm canh đã làm cho môi trường không bền vững, đã bắt đầu có những vụ không trồng được Ngô do sau khi gieo hạt ngô giống đã bị các trận mưa lớn trái mùa rửa trôi. Có năm phải trồng lại lên đến 2 hoặc 3 lần. Vấn đề xói mòn đã trở thành vấn lớn của thôn. Một số điểm trên đồi hiện nay trơ trọc không thể canh tác do không còn lớp đất mặt. Khu duy nhất có rừng che phủ là khu vực “rừng ma” theo tiếng Thái là Pa cha. Theo chia sẻ từ phía Hội Nông Dân huyện, Yên Châu là vùng thấp và nóng nhất của tỉnh Sơn La và vào mùa lũ nước gập hết các ruộng lúa hai bên bờ sông. Đôi khi nước lũ cuốn theo đá sỏi lấp hết ruộng lúa và các ao cá của người Thái dưới thung lũng.

Người dân nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi hệ thống nông nghiệp của họ và họ đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền huyện để trồng các loại cây trồng cây trên dốc để kiểm soát xói mòn. Tuy nhiên rất nhiều cây con cũng bị rửa trôi trong những cơn mưa lớn. Một số phương án về trồng cỏ hoặc cây che phủ có liên quan đến chăn nuôi đã được thảo luận. Có một điểm cần lưu ý, các sườn đồi được chia thành 3-4 khu vực nhỏ bao gồm 10-15 hộ gia đình. Bất kỳ nỗ lực để khôi phục lại tình hình sẽ phải được thực hiện trên một nhóm hoặc một cộng đồng như các lớp Huấn luyện nông dân (FFS). Trưởng thôn cho biết, sẽ không có vấn đề gì khi họ làm việc theo nhóm. ADDA đang chờ sự chấp thuận của dự án CEMI của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La. Một tín hiệu tích cực là Hội Nông dân tỉnh ý thức được việc các địa điểm có vấn đề điển hình từ việc thâm canh nông nghiệp quá mức trên đất dốc. Lý tưởng nhất là toàn bộ thung lũng nằm trong kế hoạch sử dụng đất đầu nguồn tích hợp mặc dù điều này có lẽ là vượt quá phạm vi của dự án CEMI do khu vức này thuộc lưu vực giữa hai huyện Mộc Châu và Yên Châu.

Một lưu vực nhỏ trên sườn đồi, bị ảnh hưởng bởi rãnh nghiêm trọng

Harvey Demaine
Ngày 8/6/2014
Ảnh: Nguyễn Phi Thường