Dự án Biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam 

Thời gian triển khai: 01/07/2014 – 30/06/2017

Vùng dự án: Tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu

Ngân sách: 4.087.303 DKK

Nhà tài trợ: Quỹ  xã hội dân sự phát triển (CISU)

Đối tác: Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature), Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu

Nhóm đối tượng tham gia dự án

Nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại 33 xã, thuộc 9 huyện của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhóm đối tượng này thuộc về phần dân số nghèo nhất và thường xuyên bị nằm ngoài sự phát triển chung. Dự án sẽ chọn ra 216 nhóm nông dân, được thành lập và hỗ trợ bởi dự án CDEM giai đoạn 2 và có hoạt động sản xuất tích cực, hiệu quả. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với những vấn đề nghiệm trọng về ô nhiễm môi trường. Dự án sẽ cung cấp các khóa đào tạo cho các nhóm nông dân về biến đổi khí hậu và các phương pháp sản xuất nông nghiệp, cũng như nông lâm nghiệp bền vững. 

Mục tiêu phát triển và các kết quả đầu ra

Các cộng đồng nông dân ở những vùng miền núi xa xôi của Sơn La, Điện Biên và Lai Châu ở miền Bắc Việt Nam cải thiện được khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường ảnh hưởng đối với việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết các vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và giảm đói nghèo tại địa phương. Khi dự án kết thúc, chính quyền địa phương, NGO và các tổ chức nông dân trong khu vực dự án có khả năng hỗ trợ thúc đẩy và tham gia xây dựng các chính sách phát triển, lập kế hoạch trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, cho phép các cộng đồng thích ứng với những chiến lược của khu vực và thế giới về biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tới môi trường và duy trì sinh kế thay thế bền vững.

Để theo đuổi mục tiêu của dự án, các kết quả đầu ra kì vọng đạt được là:

  • Năng lực của chính quyền địa phương, các tổ chức dân dự/truyền thông đại chúng và các nhóm nông dân được tăng cường để có thể xác định các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp, cũng như các sáng kiến và chính sách phát triển chưa bền vững để cải thiện
  • Xác định các phương pháp sản xuất  phát thải các-bon thấp và thân thiện với khí hậu, áp dụng chúng thông qua việc tham gia và trao quyền cho các lớp đào tạo nông dân (FFS) trong các cộng đồng dân tộc thuộc vùng dự án.
  • Cấp chính quyền địa phương: Phát triển phát thải các-bon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu được phản ánh trong quy hoạch và các chính sách ở cấp tỉnh trong các vùng dự án.
  • Ghi nhận và chia sẻ các phương pháp phát triển tốt và các phương pháp sản xuất thay thế bền vững cho các đối tượng ở những khu vực rộng lớn hơn, bao gồm quốc gia, khu vực và quốc tế.